5 bước trong quy trình sơn nhà

1.TẠI SAO CHÚNG TA CẦN SƠN NHÀ?

Nguyên nhân khách quan:

– Do sự cố thấm tường gây bong tróc hoặc hình thành rêu mốc trên bề mặt lớp sơn bên ngoài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe chủ nhà.

– Thời tiết, bụi bẩn trong không khí tác động trực tiếp đến màu sắc và tính năng của lớp sơn cũ.

– Trong quá trình sinh hoạt, chúng ta có tác động lên bề mặt tường như: Các thiết bị nội thất va chạm hoặc đặt sát tường tạo ra các vết trầy xước, hoặc gây ra các vết bẩn lên bề mặt tường.

 Nguyên nhân chủ quan:

– Sửa sang nhà cho các sự kiện quan trọng như chuẩn bị đón Tết, đám cưới, hỏi, tiệc quan trọng…

– Cải tạo, sửa chữa nhà vừa mới mua hoặc sơn nhà mới.

– Thay đổi màu sắc sơn theo thời điểm hoặc theo phong thủy, theo phong cách mới của gia chủ.

2. 5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH SƠN NHÀ

Bước1. Kiểm tra, vệ sinh bề mặt:

Đây là giai đoạn kiểm tra các khiếm khuyết của bề mặt tường và các nhận định các nguyên nhân gây thấm ẩm, rêu mốc cho các bề mặt.

– Bề mặt mới: Đảm bảo khô hoàn toàn sau 28 ngày (ở nhiệt độ 30°c, độ ẩm tương đối 80%), độ ẩm bề mặt <16%, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, vôi vữa dư thừa trên bề mặt.

– Bề mặt cũ: Làm sạch bụi bẩn, rong rêu, nấm mốc, dầu mỡ, vôi, lớp sơn cũ, nhám chà phẳng, rửa sạch nếu cần và để khô ráo, độ ẩm bề mặt <16%.

Bước 2. Sơn chống thấm.

Dùng sản phẩm chuyên dụng: chống thấm, chịu mặn để khắc phục nhược điểm của bề mặt nếu có như: bị thấm, ẩm, rêu mốc, nhiễm mặn

 Bước 3. Bả bột.

Bột bả là một hỗn hợp trộn sẵn gốc cement chuyên dùng làm lớp phủ hoàn thiện cuối cùng cho bề mặt bê tông hay vữa trát trước khi sơn, nhằm tạo bề mặt phẳng, mịn màng giúp tăng vẻ đẹp cho lớp sơn phủ bên ngoài. Lớp bả giúp tiết kiệm lượng sơn cần sử dụng. Chủ nhà có thể lựa chọn bả 1 lớp hoặc 2 lớp tuy nhiên không nên bả quá dày.

Bước 4. Sơn lót.

Ngoài tác dụng làm lớp nền thì sơn lót còn có tác dụng chống kiềm hóa, kháng khuẩn và chống nấm mốc nên theo quy trình sơn chuẩn bạn nên sử dụng 1 – 2 lớp. Nên dùng sơn lót trắng để tạo nền cho sơn phủ màu, giúp làm màu sơn phủ đẹp và sáng hơn.

Bước 5. Sơn phủ màu:

Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng được sơn lên bề mặt tường. Đây là giai đoạn hoàn thiện màu sắc cho ngôi nhà, là lớp sơn chính, giúp cho bề mặt tường được sơn thẩm mỹ và đẹp mắt hơn. Các bạn có thể lựa chọn màu sắc theo các tiêu chuẩn khác nhau về sở thích hoặc theo phong thủy…. Nếu sử dụng những dòng sơn siêu bóng sẽ giúp cho bề mặt tường trở nên sáng đẹp, bền màu và dễ dàng lau chùi. 

Khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo tuân thủ theo các bước sau:

  1. Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong.
  2. Luôn ưu tiên sơn từ trên xuống dưới.
  3. Sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.
  4. Sử dụng và thi công sơn theo hệ thống Sơn định mức đề nghị của Công ty để có được màu sơn hoàn hảo. Nên ưu tiên sử dụng sơn siêu bóng để đạt định mức cao, dôi sơn, vừa bền đẹp lại vừa tiết kiệm.

Nên sơn 2 lớp và mỗi lớp nên cách nhau khoảng 2-4 tiếng để đạt được độ khô ráo cần thiết.

Trên đây là lý do tại sao chúng ta nên sơn nhà và các bước trong quy trình sơn một ngôi nhà hoàn thiện. Sơn nhà không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Chúng ta có thể tự sơn ngôi nhà cho mình hoặc tìm đến một đội thợ sơn chuyên nghiệp để làm đẹp và bảo vệ cho ngôi nhà của mình được ưng ý nhất.

Và các bạn nhớ ưu tiên sử dụng sơn siêu bóng để có một ngôi nhà đẹp, bề mặt tường sang trọng, sáng bóng. 

Elviss cung cấp sơn các sản phẩm sơn, bột bả tường, đặc biệt là dòng sơn siêu bóng nội ngoại thất với những tính năng vô cùng ưu việt.

Tham khảo thêm các sản phẩm sơn thông thường và sơn siêu bóng của Elviss tại: https://elvisspaint.com/san-pham/