Nguyên nhân chính và cách xử lý hiệu quả tường bị muối hóa.

Nhiều nhà sau khi sử dụng một thời gian, đặc biệt là những nhà ở vùng biển tường có hiện tượng xuất hiện những mảng bị đốm nhỏ với kích cỡ khác nhau nhìn rất mất mỹ quan. Người ta gọi là hiện tượng muối hóa. Vậy hiện tượng muối hoá là gì? Vì sao tường lại bị muối hóa và cách xử lý tường này như thế nào? Để hiểu điều này trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân chính và cách xử lý hiệu quả tường bị muối hóa qua bài viết sau.

  1. Hiện tượng muối hóa

Màu tường bị lốm đốm thành từng đám với kích cỡ khác nhau, thường có màu trắng hoặc vàng nhạt của muối với mức độ khác nhau. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi có nước chảy qua. Thường xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với nước, ẩm ướt như: Khe nứt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng…

  1. Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng muối hóa

– Do gạch nung không đủ độ hoặc chứa tạp chất tạo muối.

– Trong cát xây – cát trát tường có chứa tạp chất tạo muối.

– Tường có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường thoát ra ngoài mang theo muối có trong hồ vữa, bê tông.

– Thi công trong khi tường còn ẩm ướt: Độ ẩm dưới 16 %, hoặc tường chưa khô do chưa đủ 3-4 tuần.

– Công trình xây dựng kém kỹ thuật dẫn đến bị nứt, làm cho hơi ẩm hay nước chui vào bên trong. Qua tác động của môi trường lẫn chất bẩn khiến cho quá trình tạo muối xảy ra. Sau đó ăn mòn và làm nứt thêm tường nhà.

– Trong quá trình sinh sống ở công trình, những chất bẩn sinh hoạt hàng ngày không được thường xuyên vệ sinh, bám lên tường khiến lớp sơn và lớp vữa trát bị bào mòn từ bên ngoài.

– Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót chống kiềm.

  1. Cách xử lý tường bị muối hóa hiệu quả

– Nếu hiện tượng muối hóa sinh ra do hơi ẩm từ trong tường thoát ra, phải xử lý triệt để nguồn ẩm như: các vết nứt, sự rò rỉ nước từ mái, máng xối,…

– Để tường khô từ 4-6 tuần cho hơi nước thoát ra, tường khô đảm bảo độ ẩm đạt yêu cầu thi công.

– Đối với vùng giáp biển cần chú ý kiểm tra nước sử dụng, cũng như vật liệu rõ nguồn gốc trong quá trình thi công.

– Xử lý triệt để các khe nứt, vết nứt, thấm trước khi thi công.

– Sử dụng sơn lót chống kiềm chất lượng cao để ngăn hiện tượng muối hóa. Và thực hiện theo đúng quy trình của bên nhà thi công sơn.

Đối với tường đã bị kiềm hóa thì cách xử lý tốt nhất là cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bế mặt, để khô 4-6 tuần, xử lý hoàn toàn các tác nhân bụi, mỡ muối,… sau đó sơn lót chống kiềm lại và sơn cách lớp hoàn thiện.

Loại sơn lót chống kiềm chất lượng tốt là loại sơn sử dụng công nghệ giúp gia tăng lượng nhựa  Styrene Acrylic chống kiềm. Sơn lót chống kiềm Elviss có khả năng kháng kiềm, kháng nấm mốc, kháng muối, kháng tia UV, đồng thời tăng độ bám dính, tăng độ bền màu cho lớp sơn hoàn thiện chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.